Nằm trong khu vực nhiệt đới, Việt Nam là một trong những nước có số giờ nắng cao. Lượng ánh sáng mặt trời mạnh và cường độ lớn sẽ tỷ lệ thuận với việc cường độ tia UV cũng lớn. Vậy tác hại của tia UV như thế nào đối với sức khỏe con người? Giải pháp nào hiệu quả để tránh tia UV? Các thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Tia UV (Ultraviolet) hay còn được biết đến với tên gọi là tia tử ngoại, tia cực tím,… Là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím được làm 2 kiểu là: Tử ngoại gần (Bước sóng từ 380 – 200nm); tử ngoại xa hay còn gọi là tử ngoại chân không (bước sóng từ 200 – 10nm).
Các loại tia UV ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta
Khi nói đến tác hại của tia UV đến sức khỏe con người thì phổ của tia UV được chia thành 3 loại:
➢ Tia UVA: Còn gọi là tia cực tím bước sóng A. 95% tia sáng mặt trời là loại tia UV này. Tia cực tím bước sóng A gây ảnh hưởng đến da của chúng ta khiến nó nhăn nheo.
➢ Tia UVB: Là tia cực tím bước sóng B. Nó có thể gây cháy nắng; giảm khả năng sản sinh elastin và collagen trên da.
➢ Tia UVC: Là một phần của tia UVB nhưng nó bị bầu khí quyển cản lại nên không tới được trái đất. Tia UVC là loại tia cực tím gây hại nhất cho con người, bởi nó có khả năng diệt trừ acid nucleic trong các tế bào; phá hủy ADN trong các cơ thể sống;… Chính vì thế nó được coi là tia cực tím ám ảnh sự sống của con người.
Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại tia cực tím gây ảnh hưởng nhất tới sức khỏe của chúng ta là tia UVA và UVB.
Tia cực tím được coi là kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe con người. Nó không chỉ gây ảnh hưởng tới da, mắt mà còn gây hại cho các cơ quan miễn dịch khác. Vậy thì tia uv có tác hại gì đối với chúng ta?
Cụ thể, những tác hại của tia UV đối với sức khỏe con người bao gồm:
Tác hại tia uv mang lại đầu tiên mà ai cũng biết, đó là gây tổn thương da. Đen da, xạm da là vấn đề thường gặp khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu và liên tục. Hiện tượng này xuất hiện là do sự thay đổi màu của các sắc tố melanin trên da. Các sắc tố này sẽ dần đậm màu lên sau vài tuần, vài tháng. Đồng thời, sự gia tăng các tế bào sắc tố dẫn đến việc các hạt melanin cũng được hình thành thêm trên toàn cơ thể.
Tia cực tím khiến da bị đen và xạm đi
Ở lâu và liên tục dưới ánh mắt trời quá gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng da bị bỏng rát hoặc bị cháy da. Điều này cho thấy các tế bào da đang bị hư hại. Thông thường, da sẽ xuất hiện các mảng ửng đỏ sau khi bị cháy nắng. Có hiện tượng này là do khi bị bỏng da, cháy nắng máu trong cơ thể sẽ nhanh chóng chạy đến khu vực da bị tổn thương để làm dịu, khiến da xuất hiện màu đỏ.
Cháy nắng là trường hợp thường gặp khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời gay gắt
Tia cực tím là nguyên nhân trực tiếp gây nên lão hóa da ở người. Khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài nhất định, các tế bào da sẽ bị tổn thương dẫn tới thoái hóa.
Việc lão hóa sẽ bắt đầu từ các lớp biểu bì của da và dần lan vào sâu hơn. Các dấu hiệu thường thấy của da khi bị lão hóa là: Khô da; xuất hiện các nếp nhăn; da mất đi độ đàn hồi, bị chảy xệ; hiện lên các đốm sắc tối hay đồi mồi,… Thông thường, 80% người bị lão hóa da có thể phát hiện được vào khoảng 20 năm đầu tiên trong cuộc đời.
Tia cực tím có khả năng gây lão hóa da sớm
Ung thư da không hiếm gặp mà nó xảy ra thuộc top đầu các bệnh trên thế giới. Sau thời gian dài da bị tổn thương thì sẽ có khả năng dẫn tới ung thư. Có nhiều loại ung thư da khác nhau như: Ung thư tế bào biểu mô, ung thư hắc tố, ung thư tế bào biểu mô có vây và các khối u ác tính. Tuy nhiên có 2 loại ung thư da thường gặp nhất là:
➢ Ung thư biểu mô tế bào đáy: 80% người bị ung thư da mắc loại ung thư này. Đây là loại ung thư có khả năng phát triển chậm và rất hiếm di căn. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện ở vùng da đầu và cổ. Bởi đây là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài. Thông thường những người bị ung da dưới 50 tuổi sẽ chiếm tỷ lệ 20%, còn 70% là người dưới 70 tuổi.
➢ Ung thư biểu mô tế bào vây: Loại ung thư da này chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Những người từ 65 tuổi trở lên mắc loại ung thư da này chiếm tới 50%.
Da bị tổn thương trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư
Tia cực tím có thể ảnh hưởng cả cấp tính lẫn lâu dài tới mắt mỗi người khi gặp phải. Tương tự như khi bị cháy, bỏng da thì các tế bào ở mắt chúng ta cũng sẽ bị tổn thương tương tự như vậy. Dưới điều kiện trời nắng gay gắt, các tia từ mặt trời có thể gây bỏng, chói và hủy hoại các tế bào mắt. Đặc biệt khi chúng ta bắt gặp các tia được phản chiếu lại từ mặt tuyết; nền xi măng; cát hay nước thì sẽ càng cảm nhận được điều này rõ hơn.
Trường hợp mắt bị chiếu trong thời gian dài từ 6 – 15 tiếng thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như: Rối loạn thị giác; giảm thị lực; xuất hiện các quầng bao quanh nguồn sáng. Nặng hơn nữa người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật trong mắt; chảy nước mắt và rất sợ ánh sáng. Nếu tình trạng bệnh được phát hiện và chữa trị kịp thời thì trong khoảng 8h sẽ khỏi. Nhưng nếu để nặng thì có thể dẫn tới mắt bị nhiễm khuẩn.
Khi nhìn vào ánh mặt trời thì 99% tia cực tiếp sẽ được mắt bạn hấp thụ. Kéo theo đó là các tổn thương ảnh hưởng trực tiếp đến giác mạc, gây đục thủy tinh thể; thoái hóa điểm vàng, dẫn tới mù lòa.
Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải một loại u ác tính nội nhãn cầu. Nó có thể hình thành bên trong mống mắt, bờ mì,… Loại u này gây cảm giác khó chịu, đau rát mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
Mắt là bộ phận dễ tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV
Bức xạ tia cực tím gây nhiều ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thì việc da bị cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào máu trắng. các tế bào này có khả năng chống lại bệnh tật ở con người trong khoảng 24h sau khi tiếp xúc với nắng.
Việc lặp đi lặp lại quá trình da phải tiếp xúc với các tia cực tím sẽ khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm chức năng. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của con người.
Sức khỏe của chúng ra dễ bị suy giảm khi phải chịu những tác động xấu của tia UV
Khối u ác tính chủ yếu được hình thành từ các tế bào sắc tố. Tỷ lệ di căn của các khối u này rất cao. Do đó, những bệnh nhân có khối u ác tính trên da sẽ dễ dẫn đến tử vong hơn. Đối với phụ nữ, các khối u ác tính thường xuất hiện ở lưng và chân. Còn đối với nam giới thì chủ yếu chúng sẽ có nhiều ở lưng.
Xem thêm: [Giải đáp] Tia UV có xuyên qua kính không?
Con người phải tiếp xúc với tia UV hàng ngày. Khi nào có ánh sáng mặt trời là sẽ có tia UV. Chính vì thế chúng ta chỉ có thể đưa ra các phương pháp chống lại những ảnh hưởng xấu của tia cực tím đến sức khỏe con người bằng những cách sau:
Kính râm là phụ kiến không thể thiếu của nhiều người khi phải ra ngoài dưới trời nắng để chống lại tia cực tím. Tuy nhiên không phải cứ đeo kính râm là sẽ cản được tia UV. Bởi kính râm có nhiều loại, không phải loại nào cũng có có tác dụng ngăn ngừa những tác hại của tia cực tím.
Theo nghiên cứu của Viện Nhãn khoa Mỹ thì màu sắc và độ đậm nhạt của kính râm sẽ không phản ánh được khả năng chống tia UV của kính. Đồng thời, nó cũng không nói lên liệu có nguy hại hay an toàn với mắt khi sử dụng không. Thậm chí, việc sử dụng kính râm sẫm màu trong nhiều trường hợp còn nguy hiểm hơn.
Kính râm là phụ kiện không thể thiếu để bảo vệ mắt
Hiện nay có một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá khả năng ngăn ngừa tia UV của kính râm. Ở một số nước sẽ có những tiêu chuẩn được ghi rõ trên kính, như:
➢ Tiêu chuẩn Australia: Có ký hiệu là AS 1067. Kính sẽ được chia thành 5 hạng, bắt đầu từ 0 đến 4. Tùy thuộc vào lượng ánh sáng hấp thụ sẽ tương ứng với những hạng khác nhau. Trong đó, hạng cao nhất là 4 cũng là hạng có mức độ bảo vệ mắt tốt nhất. Các hạng khác mức độ giảm dần cho đến 0.
➢ Tiêu chuẩn Mỹ: Ký hiệu trên kính là ANSI Z80.3 kèm theo năm sản xuất. Mắt kính này có khả năng ngăn tia UVB đi qua mắt không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy được.
➢ Tiêu chuẩn châu Âu: Có ký hiệu EN 1836 kèm theo năm đưa ra thông số. Kính được phân thành 4 hạng nhưng hạng nào cũng có thể bảo vệ được mắt ở những mức độ khác nhau. Cụ thể: hạng 0 ngăn được tia UV; hạng 1 vừa đủ ngăn; hạng 2 ngăn các tia ở mức tốt; hạng 3 là hạng cao nhất và có thể bảo vệ mắt bạn hoàn toàn khỏi tia cực tím.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế thì chúng ta không nên đi ra ngoài trong lúc trời nắng gắt nếu không quá cần thiết; nên ở trong bóng râm, nơi thoáng mát, có bóng cây. Nếu cần ra ngoài hãy mặc áo khoác dài; đội mũ rộng vành hoặc che ô; dùng kính râm và đeo khẩu trang.
Đồng thời phải bôi kem chống nắng toàn thân để giúp chống các tia cực tím hiệu quả nhất. Bạn có thể chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50+, PA++++.
Bôi kem chống nắng giúp bạn tự tin đối diện với ngày hè nóng bức
Việc tiếp xúc với ánh mặt trời hàng ngày là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế nó một cách tối đa nhất. Ngoài việc sử dụng kính râm, bôi kem chống nắng và dùng mũ áo khi đi ra ngoài thì bạn cũng cần tự bảo vệ ngay cả khi ngồi trong nhà.
Một số cách để tự bảo vệ như kéo kín rèm cửa để ngăn nắng vào nhà. Nên sử dụng loại rèm dày để đảm bảo nắng không xuyên qua rèm được. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại decal dán kính chống nắng, phản quang,,… Nên chọn loại có khả năng ngăn ngừa các tia tử ngoại và cách nhiệt hiệu quả.
Dùng phim cách nhiệt nhà kính để bảo vệ bạn khi ở trong nhà hay văn phòng.
Nội thất Gia Huy - Niềm tin tới mọi công trình
Tia cực tím gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi đã hiểu rõ được tác hại của tia UV và những biện pháp phòng tránh thì chúng ta hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình một cách hiệu quả nhất.
Bài viết trên đã khái quát một số thông tin liên quan đến tia UV. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích đối với bạn.